Trang chủ Tin tức

Marketing Dược trong cuộc đua mở rộng quy mô

Chia sẻ :

1. Quy mô thị trường dược phẩm ngày càng phát triển thần tốc, theo dự đoán cứ 4 năm tổng dung lượng thị trường tăng trưởng gấp đôi.

Theo báo cáo của Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC), Việt Nam là 1 trong 21 nước được IMS Health xếp vào nhóm có tăng trưởng ngành dược cao nhất (pharmerging markets). Nhóm này được coi là động lực phát triển cho ngành dược thế giới, dự kiến sẽ sớm chiếm khoảng 1/3 tổng tiêu thụ thuốc toàn cầu so với mức 1/4 hiện tại.

Thị trường dược phẩm Việt Nam đang trên đà tăng trưởng khá lạc quan, năm 2017 doanh thu của thị trường trong nước ước đạt 5,2 tỷ USD (theo số liệu của Business Monitor International - BMI), tăng khoảng 10% so với năm trước và được dự đoán sẽ tiếp tục tăng trưởng hai con số trong vòng 5 năm tới.

Khi dân số càng tăng nhanh, thu nhập bình quân đầu người tăng cao, dân trí được cải thiện, nhu cầu sử dụng thuốc của người dân sẽ ngày càng lớn. Chi tiêu bình quân đầu người dành cho thuốc tại Việt Nam đã tăng dần từ 9,85 USD trong năm 2005 lên đến 22,25 USD trong năm 2010 và con số này tăng gần gấp đôi vào năm 2015 (37,97 USD). Mức tăng trưởng trung bình trong chi tiêu dành cho thuốc hàng năm đạt 14,6% trong giai đoạn 2010-2015 và duy trì ở mức tăng ít nhất 14%/năm cho tới năm 2025, chi tiêu dành cho thuốc theo đầu người tại Việt Nam được dự báo tăng gấp đôi lên 85 USD vào năm 2020 và 163 USD trong năm 2025. 

(Năm 2017: tổng thị trường dược phẩm đạt 4.7 tỷ USD

Dự đoán năm 2021: 7.7 tỷ USD)

Tổng quan thị trường dược phẩm

Theo kết quả khảo sát các doanh nghiệp dược Việt Nam về thực trạng hoạt động và đánh giá tiềm năng tăng trưởng toàn ngành dược, gần 75% doanh nghiệp dự đoán tăng trưởng ngành trên 10%, số doanh nghiệp còn lại chọn tăng trưởng dưới 10% và không có doanh nghiệp nào chọn “không thay đổi” hay “xấu hơn năm 2016” cho thấy các doanh nghiệp đang đặt nhiều kỳ vọng vào tiềm năng tăng trưởng kinh doanh trong năm 2018.

Tốc độ tăng trưởng hai con số của ngành bán lẻ dược phẩm, vốn đang được nắm giữ bởi các nhà thuốc riêng lẻ, chưa có thương hiệu, đang hấp dẫn các doanh nghiệp phát triển hệ thống chuỗi nhà thuốc.

Các nhà thuốc đã phát triển thành hệ thống bán lẻ tại Việt Nam trong thời gian qua như Phano, Pharmacity, Phúc An Khang, Eco, Medicare, Guardian... Các doanh nghiệp bán lẻ hàng công nghệ hàng đầu như Thế giới di động, FPT Retail cũng đang lấn sân sang ngành dược phẩm.

Sức hút ngành dược khiến một số doanh nghiệp nội không thể ngồi yên. Điển hình như Tổng Công Dược Việt Nam đã đầu tư vào Sanofi Việt Nam và triển khai nhà máy sản xuất hiện đại trị giá 75 triệu USD tại quận 9, TP.HCM. Công ty Đầu tư và Phát triển Nguyễn Kim muốn nâng tỉ lệ sở hữu từ 24% lên mức chi phối 51% tại Dược Lâm Đồng.

Hay ở mảng phân phối dược phẩm, Thế Giới Di Động đã thâu tóm chuỗi nhà thuốc Phúc An Khang, trong khi đối thủ cùng ngành FPT Retail đang thử nghiệm khoản đầu tư vào chuỗi Long Châu, dự kiến sẽ chính thức đưa ngành dược phẩm vào cơ cấu doanh thu từ năm 2019.

Cơ hội thâm nhập ngành dự kiến còn mở rộng hơn khi Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) lên kế hoạch thoái vốn khỏi một loạt các doanh nghiệp ngành dược từ đây cho đến năm 2020 (theo Quyết định số 1001/QĐ-TTg 2017), trong đó có các thương hiệu đáng chú ý như Dược Hậu Giang, Traphaco, Xuất nhập khẩu y tế Domesco, Công ty Trang thiết bị kỹ thuật y tế TP.HCM...

Một số doanh nghiệp dược dự kiến sẽ nới room ngoại lên 100% cũng là cơ hội tốt để các nhà đầu tư bên ngoài thâm nhập vào thị trường Việt Nam thông qua công cụ M&A, thay vì phải tốn nhiều tiền bạc và thời gian để xin giấy phép đầu tư và đầu tư dây chuyền sản xuất.

2. Các kênh phân phối bán lẻ ngày càng chuyên nghiệp và tập trung hơn, nhân viên bán hàng kết nối với nhau tốt hơn: Hội Nhà thuốc & Quầy thuốc Việt Nam.

3. Người tiêu dùng ngày càng thông thái và chủ động hơn trong tìm kiếm thông tin, thói quen mua sắm cảm tính và phong phú hơn, quyết định lựa chọn một sản phẩm dần không còn thuộc về quyền quyết định của dược sĩ, bác sĩ.

4. Bất cứ nhãn hàng nào cũng Vòng đời sản phẩm từ khi ra mắt đến thời điểm thoái trào.

Có 4 giai đoạn trong vòng đời sản phẩm là: giới thiệu, phát triển, chín muồi và suy tàn.

- Giới thiệu: Doanh số ở mức thấp khi mà sản phẩm vẫn chưa được nhiều người biết đến, Chi phí cao do phải đầu tư nhiều vào các hoạt động tiếp thị quảng bá để tạo sự nhận biết. Mọi nổ lực của doanh nghiệp ở giai đoạn này tập trung vào phát triển hệ thống phân phối và truyền thông.

- Phát triển: Giai đoạn này thị trường đã chấp nhận sản phẩm và lợi nhuận gia tăng mạnh. Các đối thủ cạnh tranh bắt đầu thâm nhập thị trường. Doanh nghiệp thường tập trung vào việc gia tăng sự hiện diện của sản phẩm. 

- Chín muồi: Doanh số có xu hướng đi ngang và thị trường bắt đầu bão hòa. Lợi nhuận đi ngang hoặc có thể giảm sút do doanh nghiệp gia tăng chi phí tiếp thị để duy trì vị thế và thị phần trước áp lực cạnh tranh gay gắt của các đối thủ.

- Suy tàn: Doanh số lao dốc và lợi nhuận giảm sút mạnh. Để cải thiện tình hình thì doanh nghiệp có thể giới thiệu sản phẩm mới hoặc bán sản phẩm đến các thị trường mới.

Mô hình vòng đời sản phẩm rất hữu ích cho doanh nghiệp trong việc phát triển chiến lược phù hợp cho các giai đoạn khác nhau của sản phẩm.

Vòng đời sản phẩm

Khác với ngành hàng FMCG (ngành hàng tiêu dùng nhanh) vòng đời các sản phẩm Dược phẩm tương đối ngắn, chỉ từ 10-17 năm (do quy định về bảo hộ độc quyền). Thậm chí đối với TPCN vòng đời sản phẩm còn ngắn hơn do có nhiều sản phẩm nhái, sản phẩm không quá khác biệt về công thức, chức năng.

Đây chính là thách thức lớn nhất của các Marketer Dược trong quá trình xây dựng thương hiệu nhãn hàng thành công và được mọi người đón nhận.

---------------------------------------------

View: 7928   Back    Up to top   

Tin tức cũ liên quan:

Tin tức khác :